So sánh chi tiết công nghệ kết nối WiFi và Zigbee trong nhà thông minh – Nên chọn công nghệ nào cho ngôi nhà của bạn?

Đây sẽ là một bài viết phân tích dành cho những người mới, đang phân vân không biết đi theo hướng Zigbee hay Wifi cho hệ thống điều khiển thông minh của mình. Bài viết này tập trung so sánh chi tiết sự khác nhau của hai công nghệ kết nối Wifi và Zigbee.

Sau bài viết, Tuya Việt Nam hy vọng các bạn nào còn đang chưa rõ về 2 công nghệ này thì sẽ nắm bắt và liên hệ với dự án hiện tại để làm sao chọn được công nghệ phù hợp nhất.

Công nghệ Wifi là gì?

Chúng ta không còn quá xa lạ với 2 từ Wifi. Nó phổ biến đến nổi khi nhắc đến Wifi thì mọi người nghĩ ngay đến mạng Internet. Nhưng thức tế Wifi là chuẩn giao tiếp không dây, được xây dựng trên nền tảng giao thức 802.11 qua từng năm cải tiến thì giao thức này phổ biến nhất là 802.11n, ac.

5 Điều cần biết rõ về Wifi:

  • Giao thức : 802.11 WLAN
  • Tốc độ cao có thể lên tới 1.3Gbit/s
  • Mạng mô hình dạng sao. 
  • Tiêu tốn nhiều năng lượng
  • Trong mạng luôn tồn tại 1 Hub hay 1 Modem phát wifi.

Ưu điểm của công nghệ kết nối WiFi:

  • Tốc độ kết nối nhanh: Với tốc độ truyền tải dữ liệu đạt tới 600 Mbps (megabit/giây) ở băng tần 2.4 GHz và 1.3 Gbps (gigabit/giây) ở băng tần 5 GHz, công nghệ WiFi cho phép các thiết bị nhà thông minh kết nối và hoạt động nhanh chóng.
  • Khả năng kết nối đa thiết bị: Một bộ định tuyến WiFi thông thường có thể kết nối tới 250 thiết bị cùng một lúc, giúp cho các thiết bị nhà thông minh kết nối với nhau và với mạng Internet dễ dàng.
  • Giá thành tương đối thấp hơn so với các thiết bị thông minh sử dụng một số công nghệ kết nối khác.

Nhược điểm của công nghệ kết nối WiFi:

  • Năng lượng tiêu thụ cao: Công nghệ kết nối WiFi tiêu tốn rất nhiều năng lượng so với các công nghệ kết nối không dây khác như Zigbee. Theo các số liệu thống kê, một bộ định tuyến WiFi tiêu thụ khoảng 15-20 W (watt) trong khi một thiết bị Zigbee tiêu thụ chỉ khoảng 0.1-3 W.
  • Ổn định kết nối kém: Kết nối WiFi dễ bị gián đoạn bởi các tường và vật cản khác trong nhà, gây ra tình trạng mất kết nối hoặc kết nối chậm. Ngoài ra, nhiễu sóng cũng làm ảnh hưởng tới ổn định kết nối WiFi.

Các nhược điểm của công nghệ kết nối WiFi cũng có thể được khắc phục bằng những giải pháp như sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu hoặc các bộ phát tín hiệu WiFi mạnh hơn. Ngoài ra, các thiết bị nhà thông minh có thể được thiết kế để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, giúp giảm thiểu tình trạng tiêu thụ năng lượng quá cao.

Tóm lại, công nghệ kết nối WiFi vẫn là một lựa chọn phổ biến và đáng cân nhắc cho các thiết bị nhà thông minh nhờ vào tốc độ kết nối nhanh, khả năng kết nối đa thiết bị và giá thành rẻ. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hoạt động của các thiết bị nhà thông minh, việc cân nhắc ưu nhược điểm của công nghệ kết nối WiFi và lựa chọn giải pháp phù hợp là rất quan trọng.

Công nghệ Zigbee là gì?

Mạng Zigbee là một chuẩn định nghĩa một tập hợp các giao thức truyền thông không dây cho mạng tốc độ thấp và tầm ngắn. Thiết bị ZigBee hoạt động trong tần số 868MHz, 915 MHz và 2,4 GHz. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 250 Kb/s. ZigBee nhắm đến mục tiêu chính là các ứng dụng tốc độ dữ liệu thấp, chi phí thấp và thời gian sử dụng pin lâu dài.

công nghệ mạng zigbee

5 Điều cần biết rõ về ZigBee:

  • Tiêu chuẩn IEEE: 802.15.4 WPAN
  • Truyền dữ liệu tốc độ thấp khoảng 250 Kbps
  • Hỗ Trợ mạng Mesh số node mạng lên tới 65,000 node
  • Ít hao tốn năng lượng
  • Trong mạng luôn tồn tại 3 thành phần chính: Coordinator ( ZC), Router( ZR), End device(ED)

Phiên bản mới nhất của ZigBee là ZigBee 3.0 là bản nâng cấp từ ZigBee Pro hoàn chỉnh thống nhất về giao thức được xem là bước tiến lớn trong lĩnh vực Internet Of  Things.

Ưu điểm của công nghệ kết nối Zigbee:

  • Tiết kiệm năng lượng: Công nghệ Zigbee sử dụng mức tiêu thụ điện năng thấp, giúp tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ của pin trong các thiết bị nhà thông minh.

  • Khoảng cách kết nối xa: Công nghệ Zigbee có khả năng kết nối từ xa, giúp các thiết bị nhà thông minh có thể kết nối tới nhau một cách dễ dàng mà không cần phải ở gần nhau.

  • Tính linh hoạt cao: Công nghệ Zigbee có thể kết nối đến hàng trăm thiết bị nhà thông minh và điều khiển chúng một cách dễ dàng thông qua một bộ điều khiển duy nhất.

  • Bảo mật cao: Công nghệ Zigbee sử dụng các chuẩn mã hóa để bảo vệ dữ liệu và giữ cho các thiết bị nhà thông minh của bạn an toàn.

Nhược điểm của công nghệ kết nối Zigbee:

  • Giá thành cao: Giá thành của các thiết bị Zigbee thường cao hơn so với các thiết bị Wi-Fi và Bluetooth.

  • Sự khác biệt về chuẩn kết nối: Công nghệ Zigbee sử dụng chuẩn kết nối khác so với các thiết bị Wi-Fi và Bluetooth, điều này có thể gây khó khăn trong việc kết nối và sử dụng các thiết bị nhà thông minh.

  • Khả năng tương thích hạn chế: Một số thiết bị nhà thông minh không tương thích với công nghệ Zigbee, điều này có thể gây khó khăn trong việc tích hợp các thiết bị khác nhau lại với nhau.

Tuy nhiên, công nghệ kết nối Zigbee vẫn là một lựa chọn tốt trong các thiết bị nhà thông minh nhờ vào tính tiết kiệm năng lượng và khả năng kết nối từ xa. Việc cân nhắc ưu nhược điểm của công nghệ kết nối Zigbee và lựa chọn giải pháp phù hợp sẽ giúp tối ưu hoá hoạt động của các thiết bị nhà thông minh.

So sánh Công nghệ kết nối Wifi và Zigbee

So sánh về thông số kĩ thuật:

Đặc Điểm ZIGBEE WIFI
Giao Thức IEEE 802.15.4 +Zigbee Alliance 802.11b, a, g, n, ac
Mạng WPAN (Wireless Personal Area Network) WLAN (Wireless Local Area Network)
Băng Thông 868,915 và 2.4Ghz  2.4Ghz và 5Ghz
Băng thông kênh 1Mhz 0.3-2Mhz
Kiểu mạng Mạng sao và mesh Mạng Sao hoặc Sao mở rộng
Tốc độ truyền dữ liệu 250 kbps 1.3 mbps/s
Khoảng cách 10-30 mét 30-100 mét
Công suất tiêu thụ 0.39W 0.87W
Số kênh 16 kênh 2.4Ghz 14 kênh 2.4Ghz

Khi nào thì nên dùng Wifi và khi nào dùng Zigbee?

Ứng dụng mạng Wifi

Việc dùng Wifi trong công tác giám sát, điều khiển thông minh thì đã quá phổ biến. Nhưng chưa thật sự tối ưu. Các ứng dụng đòi hỏi về tốc độ cao như camera, xử lý ảnh,… cần phát hiện và truyền dữ liệu cao về trung tâm thì chúng ta nên dùng wifi.

Nếu mức đầu tư cho việc xây dựng nhà thông minh không quá nhiều, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị thông minh kết nối Wifi để giảm thiểu chi phí, mà vẫn sử dụng được đầy đủ các tính năng như mong muốn.

Các bạn có thể tham khảo giá bán các thiết bị Wifi tại đây: Danh sách thiết bị thông minh Wifi.

Ứng dụng mạng ZigBee

Thế mạnh là khả năng kết nối mạng mesh cho phép mở rộng nên được ứng dụng phổ biến trong hệ thống nhà thông minh. Và BKAV là đơn vị tiên phong trong việc triển khai Zigbee. Nếu ứng dụng của bạn thu thập và điều khiển thiết bị với yêu cầu độ ổn định và khả năng mở rộng nhiều thiết bị thì Zigbee là sự lựa chọn hoàn hảo.

Việc kết nối mạng ZigBee với Ethernet phục vụ công tác giám sát điều khiển từ xa thì hiện tại đã có gateway hỗ trợ giao thức Zigbee. Mở rộng ra nếu chúng ta có nhiều mạng tế bào mỗi mạng chứa khoảng vài nghìn node Zigbee và được đưa về trung tâm dữ liệu xử lý thì việc triển khai hiện tại hoàn toàn khả thi.

Với công suất tiêu thụ nhỏ chúng ta không cần cấp nguồn liên tục cho các node mà sử dụng Pin có thể kéo dài tới vài năm.

Hiện tại, các hãng nổi tiếng đã cho ra các sản phẩm thông minh dựa trên Zigbee 3.0. Hứa hẹn sự bùng nổ về thiết bị thông minh Zigbee trong thời gian tới.

Các bạn có thể tham khảo giá bán các thiết bị Zigbee tại đây: Danh sách thiết bị thông minh Zigbee.

 

Bên trên là các so sánh về hai công nghệ Wifi và Zigbee, hãy cho Tuya Việt Nam biết ý kiến của các bạn. Để lại bình luận hoặc gọi Hotline CSKH 0888.507.598 nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *